start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
Tin trong ngành

TÌNH HÌNH KIỂM TRA, KIỂM SOÁT VIỆC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ GIÁ, KÊ KHAI GIÁ, NIÊM YẾT GIÁ, CUNG ỨNG GIÁ DỊCH VỤ THEO ĐÚNG QUY ĐỊNH; XỬ LÝ NGHIÊM CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ GIÁ NHẰM TẠO SỰ ỔN ĐỊNH, LÀNH MẠNH CHO THỊ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

22/03/2024 08:34
Màu chữ Cỡ chữ

1. Tình hình ban hành, quyết định về quản lý giá tại địa phương

Thực hiện Luật giá và các văn bản hướng dẫn như: Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính; Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến triển khai đến các Sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động trong quản lý, điều hành trong lĩnh vực giá nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.

Để đảm bảo công tác quản lý, điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ tại địa phương được hiệu quả góp phần ổn định thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố; Sở Tài chính đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản để tổ chức, thực hiện, như sau:

- Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 16/02/2016 của UBND thành phố Cần Thơ về việc quy định bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá;

- Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của UBND thành phố Cần Thơ về việc phân công thẩm quyền tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá, Văn bản kê khai giá trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

2. Tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tiếp nhận các hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Và các loại hàng hóa, dịch vụ này phải thực hiện kê khai giá trong thời gian không áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ. Trong năm 2023, Sở Tài chính đã tiếp nhận 743 hồ sơ kê khai giá của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, trong đó:

- Xăng, dầu: 426 hồ sơ.

- Khí dầu mỏ hóa lỏng: 235 hồ sơ.

- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: 49 hồ sơ.

- Muối, đường, gạo: 29 hồ sơ.

- Thức ăn chăn nuôi cho gia xúc, gia cầm và thủy sản: 04 hồ sơ.

Sở Tài chính đã kịp thời triển khai, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức, đơn vị để thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật giá và các văn bản hướng dẫn. Nhìn chung, công tác tiếp nhận Văn bản đăng ký giá, kê khai giá tại Sở Tài chính được thực hiện tốt; các đơn vị thực hiện đăng ký giá, kê khai giá kịp thời, đúng biểu mẫu theo quy định. Ngoài ra, Sở Tài chính cũng đã đảm bảo tương đối các điều kiện cho việc thi hành pháp luật; tổ chức tuyên truyền pháp luật về giá và các quy định pháp luật có liên quan; đã phối hợp với các đơn vị có liên quan thành lập các đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra các nội dung có liên quan đến điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, ... nhất là trong các dịp lễ, tết. Tình hình thực thi pháp luật về giá trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, chưa phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo về giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu.

Sở Tài chính phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan đã thường xuyên theo dõi sát diễn biến thị trường, nhu cầu hàng hóa, chủ động xử lý kịp thời bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến. Tham mưu, phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các Kế hoạch, Chỉ thị, ... nhằm thực hiện thật tốt công tác quản lý giá thông qua việc thực hiện đăng ký giá, đăng ký bình ổn giá, kê khai giá, niêm yết giá trên địa bàn thành phố. Mặt khác, Sở Tài chính tham gia Ban Chỉ đạo 389 của thành phố giúp thành phố thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đề xuất các phương án cụ thể nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, kiểm soát chặt các mặt hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng tiêu dùng thiết yếu.

Sở Tài chính luôn phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành giá trên địa bàn thành phố nhất là các mặt hàng thiết yếu. Điều này đã góp phần không nhỏ để công tác quản lý, điều hành giá tại địa phương được hiệu quả góp phần ổn định thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

3. Tình hình thực hiện, phối hợp thực hiện trong quản lý, điều hành giá

Trong quá trình thực thi pháp luật về giá, Sở Tài chính cũng như các Sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện tốt các quy định của pháp luật về giá, kiểm tra giá nhằm đảm bảo công tác quản lý, điều hành giá trên địa bàn thành phố được hiệu quả, cụ thể:

- Hàng năm, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thành lập Đoàn kiểm tra các quy định về quản lý giá trên địa bàn thành phố, triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng giá hàng hóa bất hợp lý. Sở Tài chính đã có Quyết định số 144/QĐ-STC ngày 29 tháng 12 năm 2023 về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá trên địa bàn thành phố Cần Thơ đề thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá trên địa bàn thành phố Cần Thơ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục các mặt hàng bình ổn giá, kê khai giá; các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố. Đến thời điểm hiện tại Đoàn kiểm tra đã kiểm tra 16 đơn vị kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ như dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi, kinh doanh lương thực, thực phẩm, xăng, dầu, gas, ... Qua kiểm tra, đa số các đơn vị có thực hiện kê khai giá và niêm yết giá theo đúng quy định. Chưa phát hiện các vi phạm pháp luật về giá tại các ơn vị được kiểm tra.

- Thực hiện theo dõi tình hình cung cầu hàng hóa trên địa bàn, nhất là mặt hàng thiết yếu để xử lý kịp thời khi thị trường có biến động.

- Phối hợp với Sở Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia bình ổn chủ động nguồn hàng, thực hiện có hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá để thu hút người dân mua sắm. Trong đó, cần quan tâm đến các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, ...

- Tham gia cùng Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389/TP tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, kiểm soát chặt các mặt hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng tiêu dùng thiết yếu. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, UBND thành phố về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

4. Hạn chế:

- Chưa thống kê được số lượng đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố phải thực hiện việc Đăng ký giá, Kê khai giá theo quy định. Mà chủ yếu tiếp nhận các văn bản Đăng ký giá, Kê khai giá do các đơn vị chủ động thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá theo quy định.

- Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra chủ yếu ghi nhận hiện trạng thực thi pháp luật và nhắc nhở các đơn vị thực hiện theo đúng quy định hiện hành, chưa thực hiện xử lý hành vi, vi phạm theo quy định.

- Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá còn chưa thường xuyên, liên tục mà chỉ tập trung vào các thời điểm lễ, tết. Nguyên nhân là do công chức tham gia Đoàn kiểm tra chủ yêu kiêm nhiệm, tập hợp từ nhiều đơn vị, có nghiệp vụ chuyên môn nhiều nên việc sắp xếp thời gian kiểm tra liên tục gặp rất nhiều khó khăn.

5. Khó khăn, vướng mắc

- Công chức tham gia Đoàn kiểm tra chủ yêu kiêm nhiệm, tập hợp từ nhiều đơn vị, có nghiệp vụ chuyên môn nhiều nên việc sắp xếp thời gian tham gia kiểm tra giá cùng Đoàn kiểm tra còn rất hạn chế (bận họp, bận công việc). Điều này cũng gây không ít khó khăn cho Đoàn kiểm tra giá thực hiện kiểm tra một số nội dung liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành.

- Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường, bình ổn giá thị trường chủ yếu đối với các ngành hàng lương thực, thực phẩm, cụ thể: cam kết cung ứng đủ số lượng, bảo đảm chất lượng hàng bình ổn thị trường và nỗ lực giữ ổn định giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng trong giai đoạn giá cả nhiều mặt hàng tăng cao. Tuy nhiên, gần đây giá một số mặt hàng nguyên, nhiên liệu như: gas, xăng dầu, ... tiếp tục tăng cao gây áp lực về chi phí đầu vào đối với một số mặt hàng thiết yếu đang thực hiện chính sách bình ổn giá. Trong thực tế, để đảm bảo thực hiện tốt chính sách bình ổn giá các doanh nghiệp cũng đang phải triển khai nhiều giải pháp để cắt giảm chi phí, tăng năng suất lao động nhằm bù đắp một phần thiệt hại do giá nguyên, nhiên liệu tăng. Trước tình hình tăng chi phí, Chính phủ cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp đang tham gia bình ổn giá như: Khuyến khích các ngân hàng thương mại ổn định lãi suất cho vay, hỗ trợ các khoản vay với lãi suất thấp, ... Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp bình ổn đều được tiếp cận các khoản vay này và các biện pháp này chỉ mang tính chất nhất thời vì chưa tính đến yếu tố lạm phát.

6. Kiến nghị:

- Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho công chức là thành viên Đoàn kiểm tra giá tham gia thực hiện tốt công tác kiểm tra giá trên địa bàn thành phố theo đúng kế hoạch đã đề ra.

- Để các Chương trình bình ổn giá thị trường được triển khai, thực hiện một cách có hiệu quả thì Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan, cũng như Chính quyền địa phương cần có những giải pháp hữu hiệu, phù hợp giúp ổn định giá nhiên liệu để giảm bớt gánh nặng về chi phí đầu vào của các hàng hóa, dịch vụ, có thể xem xét các biện pháp, chính sách hỗ trợ lâu dài đối với các doanh nghiệp như giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu để giúp bình ổn thị trường, kìm chế lạm phát.

Trên đây là tình hình kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá, cung ứng giá dịch vụ theo đúng quy định cũng như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo chức năng nhiệm vụ của Sở Tài chính./.

Nguyễn Xuân Lãm

Các tin khác

start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Liên kết Website;lienketwebsite

Display portlet menu
end portlet menu bar